Khách hàng căng băng rôn đòi tiền, thanh lý hợp đồng tại Dự án Sunshine Diamond River – SunShine City Sài Gòn

DNVN – Ngày 18/11/2021, nhiều khách hàng mua căn hộ tại dự án Sunshine Diamond River đã tập trung trước tòa nhà S1 của dự án SunShine City Sài Gòn để căng băng rôn, phản đối việc Công ty Cổ phần Tập đoàn SunShine Sài Gòn chậm trễ ký hợp đồng mua bán, không bàn giao nhà.

Sáng ngày 18/11/2021 tại Văn phòng nhà mẫu, tòa S1 dự án SunShine City Sài Gòn (đường Phú Thuận, phường Tân Phú, quận 7, TP Hồ Chí Minh) và trụ sở SunShine Group tại TP Hồ Chí Minh (tòa nhà Deutsches Haus, số 33 đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh), nhiều khách hàng mua căn hộ dự án Sunshine Diamond River và dự án SunShine City Sài Gòn đã căng băng rôn yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn SunShine City Sài Gòn thanh lý hợp đồng (HĐ) và trả tiền với nội dung: “SunShine chiếm dụng vốn trái phép, yêu cầu Sunshine thanh lý HĐ và hoàn trả tiền cho khách”, “Sunshine lừa khách hàng, bán dự án không ký hợp đồng mua bán”. Một số khách hàng còn đăng tải hình ảnh lên các nhóm, diễn dàn mạng xã hội để nhờ cộng đồng mạng lên tiếng, bảo vệ. Sự việc này làm dậy sóng GroupCộng đồng Bất Động Sản từ đó tới nay.

Khách hàng căn băng rôn phản đối SunShine Sài Gòn, tuy nhiên phía bảo vệ công ty yêu cầu khách hàng cất, bỏ băng rôn.

Khách hàng căn băng rôn với nội dung SunShine chiếm dụng vốn trái phép, yêu cầu Sunshine thanh lý hợp đồng và hoàn trả tiền cho khách”.

Phóng viên đã có mặt và ghi nhận thực tế tại tòa S1 dự án SunShine City Sài Gòn (đường Phú Thuận, phường Tân Phú, quận 7, TP Hồ Chí Minh), sau khi căng băng rôn, phía khách hàng đã làm việc với ông Trần Anh Quân – Phó Tổng Giám đốc SunShine Sài Gòn, bà Trần Quỳnh Anh là Phó Giám đốc dịch vụ khách hàng SunShine Sài Gòn. Đại diện 19 khách hàng đã yêu cầu SunShine Sài Gòn thanh lý và hoàn trả toàn bộ số tiền đã thanh toán cho các căn hộ đã mua của tòa A3, dự án Sunshine Diamond River và tòa S8 dự án SunShine City Sài Gòn vì công ty đã chậm tiến độ ký hợp đồng mua bán. Ngoài ra, khách hàng còn yêu cầu SunShine Sài Gòn trả lãi 6% tính đến thời điểm thanh lý hợp đồng.

Ông Trần Anh Quân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn SunShine City Sài Gòn (áo xanh) trao đổi với các khách hàng, viết biên bản làm việc.

Được biết, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn SunShine City Sài Gòn (mã số Doanh nghiệp 0315210233 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu ngày 8/8/2018; địa chỉ đăng ký phòng 2, lầu 36, Tòa nhà Bitexco, số 2 đường Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bà Đỗ Thị Hồng Nhung – Tổng giám đốc đã ký Hợp đồng bảo đảm và thu tiền của khách hàng.
Trước đó, năm 2019, 2020 dự án SunShine Diamond River và dự án SunShine City Sài Gòn được quảng bá và rao bán rầm rộ bằng nhiều từ ngữ mỹ miều. Theo lời quảng cáo: Dự án SunShine City Sài Gòn Quận 7 mang giá trị “tầm cỡ” như viên kim cương hội tụ tinh hoa những thành phố lớn trên thế giới, nâng tầm cuộc sống cho mỗi cư dân nơi đây thành một nghệ thuật vô cùng đẳng cấp. Hoặc một điểm mang đến giá trị cho dự án là địa chỉ dự án nằm ngay siêu dự án công viên Mũi Đèn Đỏ SaiGon Peninsula quy mô hơn 118 ha. Do đó khi khu đô thị này hoạt động thì dự án SunShine Diamond chắc chắn sẽ tăng giá cũng như quý cư dân được thừa hưởng các hệ thống tiện ích và dịch vụ 5 sao do vị trí đắc địa từ khu vực này mang tới”.
Theo quảng cáo, dự án SunShine Diamond River tọa lạc số 422 đường Đào Trí, phường Phú Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh có diện tích hơn 11ha, gồm 8 tòa tháp với hơn 4.000 căn hộ chung cư cao cấp do SunShine Group làm chủ đầu tư, giá bán khoảng 60 triệu/m2. Dự án SunShine City Sài Gòn quận 7 tọa lạc đường Phú Thuận, phường Tân Phú, quận 7, TP Hồ Chí Minh, có quy mô 4,2ha với 9 tháp căn hộ cao từ 26 – 38 tầng do SunShine Group làm chủ đầu tư.
Trần Thùy – Minh Anh

https://doanhnghiepvn.vn/bat-dong-san/khach-hang-cang-bang-ron-doi-tien-thanh-ly-hop-dong-tai-du-an-sunshine-diamond-river-sunshine-city-sai-gon/20211119034116522

Tập đoàn Bảo Việt: ‘Trái đắng’ từ bất động sản, bị HĐND TP. Hà Nội ‘nhắc tên’ vì sai phạm đất đai

Vốn được biết đến là đơn vị hoạt động chính trong lĩnh vực tài chính– bảo hiểm, nhưng trong lịch sử phát triển của mình, Tập đoàn Bảo Việt đã không ít lần mạnh dạn dấn thân đầu tư trái ngành vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, không có “trái ngọt” nào dành cho Bảo Việt khi nhiều dự án mà đơn vị này tham gia hiện đều đang trong tình trạng “đắp chiếu”, bỏ hoang, đối diện nguy cơ bị thu hồi.

img-0381-1488447461240-crop-1488447493559-1332-1636942022.jpg

Dự án kín tiếng bị “nhắc tên”

Vừa qua, HĐND TP. Hà Nội đã có Báo cáo kết quả tái giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố, trong đó chỉ ra nhiều tồn tại.

Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy: TP.Hà Nội hiện còn tới hơn 300 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.

Thuộc danh mục các dự án được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai cần tiếp tục theo dõi, giám sát của thường trực HĐND TP. Hà Nội; dự án Nhà ở cao tầng để bán (thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội) của Tập đoàn Bảo Việt là 1 trong số 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng.

Năm 2019, dự án đã được UBND TP. Hà Nội tiến hành thanh tra và ban hành Kết luận thanh tra số 727/KL-STNMT-TTr ngày 8/4/2019. Bên cạnh đó, dự án này cũng đã được gia hạn 24 tháng tại Quyết định số 3661/QĐ-UBND ngày 9/7/2019 và hiện chưa xác định nghĩa vụ tài chính.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, dự án Nhà ở cao tầng Bảo Việt nằm trên khu “đất vàng” ở thị trấn Văn Điển – nơi đang phát triển mạnh hàng đầu của huyện Thanh Trì; giao cắt, tiếp giáp với nhiều tuyến đường giao thông lớn như: Quốc lộ 1A, DT70A, Vĩnh Quỳnh, Tựu Liệt…; xung quanh là các khu đô thị trọng điểm với hệ thống đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật tốt, kinh tế rất phát triển. Theo quy hoạch, trong tương lai sẽ có thêm nhiều tuyến đường giao thông được hình thành ở thị trấn Văn Điển, “biến” nơi đây trở thành một trong số những khu vực sầm uất bậc nhất của huyện Thanh Trì.

anh-chup-man-hinh-2021-10-29-luc-10-51-01-1012-1636942022.png
Những thông tin giới thiệu rất sơ sài về dự án Nhà ở cao tầng để bán (thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội) được Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt đăng tải chỉ vỏn vẹn bằng vài dòng chữ ngắn ngủi trên Webiste baoviet.com.vn

Dù có vị trí “đắc địa” như vậy, thế nhưng dự án này của Bảo Việt lại là một dự án vô cùng kín tiếng. Trên Webiste baoviet.com.vn, những thông tin giới thiệu rất sơ sài về dự án được Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt (Công ty “con” của Tập đoàn Bảo Việt) đăng tải chỉ vỏn vẹn bằng vài dòng chữ ngắn ngủi.

“Nhà ở cao tầng Bảo Việt tại Thanh Trì. Địa điểm: Thị trấn Văn Điển – Huyện Thanh Trì – Hà Nội. Chủ đầu tư: Tập đoàn Bảo Việt – Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt – Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt. Tổng mức đầu tư: 300 tỷ . Quy mô xây dựng: 32.973m2”, đó là toàn bộ những thông tin giới thiệu về dự án được Tập đoàn Bảo Việt đăng tải trên Website của mình.

Dự án này từ lâu vốn được giới đầu tư xem như một “ẩn số”, thậm chí nghi ngờ là dự án “ma” khi không hiểu vì lý do gì mà toàn bộ những thông tin cơ bản về dự án như vị trí cụ thể, quy mô và tiến độ thực hiện dự án… đều được đơn vị chủ đầu tư “giấu nhẹm”. Mặc dù đã được UBND TP. Hà Nội gia hạn 24 tháng tại Quyết định số 3661/QĐ-UBND ngày 9/7/2019 và cũng đã được xác định nghĩa vụ tài chính, thế nhưng tại thời điểm hiện tại, dự án Nhà ở cao tầng Bảo Việt trên thực tế vẫn chỉ là một bãi đất trống bị bỏ hoang không hơn không kém.

Ôm “đất vàng” rồi bỏ hoang, nhiều bất thường về tài chính

Đáng chú ý, đây vốn không phải dự án duy nhất của Tập đoàn Bảo Việt chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai, đối diện nguy cơ bị thu hồi. Trong suốt những năm qua, việc thản nhiên “ôm” nhiều khu “đất vàng” với diện tích lớn rồi bỏ hoang, gây lãng phí nguồn lực đất đai dường như đã trở thành “đặc trưng” của Tập đoàn Bảo Việt.

Từ năm 2005, Tập đoàn Bảo Việt đã được giao đất để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT trên lô đất 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng. Theo giới thiệu, Tháp Tài chính Quốc tế là một tòa nhà văn phòng hạng A, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thiết kế hiện đại với các khu công năng chính là văn phòng cao cấp, trung tâm thương mại.

00a-thap1-3936-1636942037.jpg
Công ty TNHH đầu tư Bảo Việt – SCIC là đơn vị liên danh được thành lập bởi Tập đoàn Bảo Việt và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), số vốn điều lệ là 140 tỷ đồng; trong đó phần vốn của Bảo Việt Nhân thọ là 30%, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là 20% và SCIC là 50%.

Để thực hiện dự án, vào năm 2009, Tập đoàn Bảo Việt thành lập Công ty TNHH Bảo Việt – SCIC và nay là Công ty Cổ phần đầu tư SCIC – Bảo Việt với vốn điều lệ 140 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông sáng lập gồm: Bảo Việt Nhân thọ là 30%, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là 20%, SCIC là 50%.

Thế nhưng, đã hơn 10 năm trôi qua, khu đất vàng để thực hiện dự án “khủng” này của Bảo Việt hiện vẫn chỉ là một bãi đất trống; bất chấp việc Tập đoàn Bảo việt đã góp gần 119 tỷ đồng để cùng SCIC thực hiện dự án (số tiền SCIC bỏ ra cho dự án cho đến lúc này cũng là gần 200 tỷ).

Một dự án đã gây ra không ít tai tiếng cho Tập đoàn Bảo Việt khi từng bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm, đó là Dự án khu chung cư, biệt thự, nhà vườn, du lịch Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội – trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Tại dự án này, Tập đoàn Bảo Việt đã liên kết với Công ty CP Đầu tư xây dựng Long Việt với phần góp vốn hơn 65 tỷ đồng. Công ty Long Việt cũng chính là là chủ đầu tư của dự án Khu đô thị Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội). Dù đình đám là vậy, nhưng hiện tại, Dự án khu chung cư, biệt thự, nhà vườn, du lịch Quang Minh cũng đang bị bỏ hoang sau gần 20 năm được giao đất.

1608884786-170551baoxaydungimage005-0a0fa7d4-12d1ff74-5175-1636942037.jpg
Khu “đất vàng” để thực hiện dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT của Tập đoàn Bảo Việt hiện đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Tập đoàn Bảo Việt cũng là chủ đầu tư của Dự án xây văn phòng cho các hiệp hội Hà Nội (tên thương mại là Seven Star) tại lô đất D27 2,2 ha quận Cầu Giấy (Hà Nội). Dự án này được chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần đầu tư Bảo Việt, Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long và Công ty Cổ phần đầu tư C.E.O thực hiện theo hình thức BT từ năm 2011.

Dự án có tổng mức đầu tư 4.436,790 tỷ đồng; trong đó: tổng mức đầu tư dự án BT là 1.090,527 tỷ đồng, tổng mức đầu tư các dự án đối ứng là: 3.346,262 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án này cũng có “số phận” tương tự như các dự án khác của Tập đoàn Bảo Việt khi đã gần 1 thập kỷ trôi qua, dự án hiện vẫn đang… nằm trên giấy, hoàn toàn chưa có dấu hiệu được liên danh chủ đầu tư triển khai thực hiện.

Trong khi các hoạt động kinh doanh đa ngành, điển hình là việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản dường như chỉ đem lại “trái đắng” và tai tiếng cho Tập đoàn Bảo Việt. Thì tình hình kinh doanh “kém sáng” với các khoản nợ khá lạ trong khi cổ phiếu BVH lại rất kén người mua. Điều này đang làm dấy lên nhiều dấu hỏi lớn xung quanh những bất thường về tài chính và về năng lực thực sự của Tập đoàn Bảo Việt?

Theo Thùy Chi/Ngày Nay

https://ngaynay.vn/tap-doan-bao-viet-trai-dang-tu-bat-dong-san-bi-hdnd-tp-ha-noi-nhac-ten-vi-sai-pham-dat-dai-post114962.html

https://baomoi.com/tap-doan-bao-viet-trai-dang-tu-bat-dong-san-bi-hdnd-tp-ha-noi-nhac-ten-vi-sai-pham-dat-dai/c/40874002.epi

Sai phạm xây dựng và hệ lụy từ hình thức “tiền trảm, hậu tấu”:

Cần biện pháp mạnh để chặt đứt “vòi bạch tuộc” lợi ích

Cần biện pháp mạnh để chặt đứt “vòi bạch tuộc” lợi ích

Sai phạm xây dựng và hệ lụy từ hình thức “tiền trảm, hậu tấu”:

Cần biện pháp mạnh để chặt đứt “vòi bạch tuộc” lợi ích

Các chuyên gia đánh giá, việc để một dự án lớn sai phạm xây dựng nghiêm trọng trong thời gian dài nhưng không bị phát hiện, xử lý, chắc chắn có sự móc nối hay lợi ích nhóm đằng sau.

Nếu không xử lý triệt để, truy tận cùng trách nhiệm mà tìm cách hợp thức hóa sai phạm thì sẽ khiến “vòi bạch tuộc” lợi ích tiếp tục vươn dài, dẫn đến hiện tượng nhờn luật và tạo tiền lệ xấu trong công tác quản lý đất đai, xây dựng.

Dự án đổi chủ, 244 tỷ đồng vẫn ở yên trong “túi” công ty Đại Hưng?

244 tỷ đồng là số tiền công ty Đại Hưng thu được từ việc bán hàng trăm căn biệt thự liền kề xây dựng khi chưa có quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục pháp lý bắt buộc, theo kết luận của Thanh tra tỉnh Hưng Yên.

Cụ thể, dự án Vườn Vạn Tuế Sago Parm Garden được xây dựng trên phần diện tích gần 51.000m2 từng được UBND tỉnh Hưng Yên đồng ý cho Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Văn Giang thuê từ năm 2002, để thực hiện dự án nhà máy sản xuất gạch ngói tunnel trong thời hạn 50 năm.

Đến cuối tháng 2/2016 (tức 14 năm sau), UBND tỉnh Hưng Yên tiếp tục có quyết định cho phép Công ty cổ phần Thương mại sản xuất vật liệu xây dựng Đại Hưng thay thế doanh nghiệp Văn Giang và trở thành chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất gạch ngói tunnel với quy mô sản xuất lên tới 15 triệu viên/năm.

Thế nhưng, gần 4 tháng sau, Công ty Đại Hưng liền có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhà máy gạch để thực hiện dự án Vườn Vạn Tuế.

Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, ngày 30/11/2016, UBND tỉnh Hưng Yên đã ra Thông báo số 283/TB-UBND kết luận của Chủ tịch UBND, đồng ý về chủ trương để doanh nghiệp Đại Hưng được điều chỉnh thành dự án Vườn Vạn Tuế. Sau khi có thông báo này, chủ đầu tư đã ồ ạt triển khai dự án và thực hiện các giao dịch mua bán dù còn thiếu hàng loạt thủ tục pháp lý. Đến thời điểm cuối năm 2019, dự án Vườn Vạn Tuế đã thi công gần như hoàn thiện với đường nội bộ, điện chiếu sáng, cây xanh, hơn 200 công trình nhà biệt thự, liền kề đã được xây xong phần thô.

Các căn biệt thự liền kề có diện tích từ 80 – 200m2/căn, Công ty Đại Hưng rao bán với giá từ 40 – 60 triệu đồng/m2, thu về 244 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau kết luận Thanh tra, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ xử phạt Công ty Đại Hưng số tiền 290 triệu đồng. Chưa kể, tại thời điểm thanh tra (tháng 3/2020), công ty Đại Hưng còn nợ hơn 2,1 tỷ đồng tiền thuê đất.

Biệt thự Sago Parm Garden
Các căn biệt thự liền kề có diện tích từ 80 – 200m2/căn, Công ty Đại Hưng rao bán với giá từ 40 – 60 triệu đồng/m2, thu về 244 tỷ đồng. (Ảnh: Hạ Vũ)

Với một doanh nghiệp nợ tiền thuê đất, ngang nhiên “vượt rào” pháp luật, xây dựng khi chưa được chấp thuận đầu tư, việc UBND tỉnh chỉ xử phạt hành chính với số tiền không “nhằm nhò” gì so với nguồn lợi mà chủ đầu tư thu được từ các sai phạm đã khiến dư luận rất bức xúc. Chưa kể, thay vì buộc doanh nghiệp khắc phục hậu quả các sai phạm, chính quyền địa phương lại “phạt cho tồn tại”, công khai lựa chọn nhà đầu tư mới cho dự án.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm mua lại tài sản của chủ sử dụng đất theo hình thức thỏa thuận và thanh toán các khoản hoàn trả ngân sách Nhà nước của chủ sử dụng đất cũ để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Như vậy, Công ty Đại Hưng, chủ cũ của dự án không những “bảo toàn” được nguồn thu là 244 tỷ đồng từ việc sai phạm xây dựng mà còn được nhà đầu tư mới trả một khoản tiền mua lại tài sản theo thỏa thuận và cả các khoản hoàn trả ngân sách trước đó. Tức là doanh nghiệp sai phạm dù bị dừng hoạt động tại dự án nhưng lại được lợi cả đôi đường.

Nhưng… ai muốn mua lại một dự án đầy tai tiếng?

Theo thông tin của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, dự án Vườn Vạn Tuế – Sago Palm Garden có diện tích hơn 5ha, nằm tại địa bàn xã Phụng Công, huyện Văn Giang. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 900 tỷ đồng, với quy mô dân số khoảng 881 người.

Dự án có các hạng mục gồm xây dựng 46 căn nhà ở biệt thự, 159 căn nhà ở liền kề, nhà câu lạc bộ có tổ hợp bao gồm dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao, phục vụ 30.000 đến 50.000 lượt khách.

Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày nhà đầu tư được cấp văn bản chấp thuận nhà đầu tư. Tiến độ hoàn thành dự án trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, với mức độ sai phạm như kết luận thanh tra đã chỉ ra thì thông thường không nhà đầu tư mới nào dám chi tiền để mua lại bởi có nhiều rủi ro. Đó là chưa kể, chủ cũ của dự án đã thực hiện các giao dịch mua bán với khách hàng. Nếu mua lại toàn bộ các căn biệt thự, liền kề đã bán đó, nhà đầu tư mới còn có thể tiếp tục đầu tư, kinh doanh hiệu quả, trừ khi chủ cũ phải hoàn trả hết tất cả số tiền đã nhận từ khách hàng để chủ đầu tư mới thực hiện kinh doanh lại từ đầu. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin nào cho thấy, các khách hàng đã mua nhà tại dự án được hoàn trả số tiền từng thanh toán với Công ty Đại Hưng.

Vậy ai muốn mua lại dự án dính đầy sai phạm như vậy? Theo thông tin mà báo chí có được, sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên ra thông báo kêu gọi nhà đầu tư mới cho dự án Vườn Vạn Tuế – Sago Palm Garden, chỉ có một nhà đầu tư duy nhất tham gia đăng ký thực hiện dự án, đó là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland.

Dự án Sago parm garden
Dự án Vườn Vạn Tuế 

Các nguồn thông tin cho hay, người đại diện pháp luật của Công ty TDH Ecoland là ông Nguyễn Công Hồng. Ông Hồng được biết còn đại diện cho hàng loạt doanh nghiệp khác, như Công ty cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương; Công ty cổ phần Đầu tư môi trường Huy Hoàng Eco; Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển KCN Ecoland… Đáng chú ý, con trai của ông Nguyễn Công Hồng chính là Chủ tịch HĐQT hiện tại của Công ty Đại Hưng – ông Nguyễn Công Huy. Điều này cho thấy, giữa “chủ cũ” và “chủ mới” của dự án có mối quan hệ mật thiết.

Chính vì thế, dư luận không khỏi hoài nghi rằng, UBND tỉnh Hưng Yên lựa chọn nhà đầu tư mới cho dự án nhưng thực chất là đang hợp thức hóa cho các sai phạm của dự án. Đến đây, cũng cần đặt ra câu hỏi, tại sao trong vòng hơn 4 năm từ khi dự án được đồng ý chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất (2016 – 2020, dự án bị thanh tra phát hiện sai phạm vào tháng 3/2020), doanh nghiệp hay chính quyền địa phương lại không thực hiện đủ các thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư và các thủ tục khác? Là do hồ sơ không đủ điều kiện hay dự án lúc đó chưa phù hợp với quy hoạch? Nếu có khả năng được chấp thuận chủ trương đầu tư và hoàn tất thủ tục thì tại sao chủ đầu tư Đại Hưng không làm xong thủ tục rồi mới thực hiện dự án mà lại ồ ạt triển khai và bán trước. Và tại sao một dự án đồ sộ như vậy, thực hiện giữa ban ngày mà chính quyền địa phương lại “mắt không thấy, tai không nghe”?

Tất cả các câu hỏi này đều có thể dẫn đến một nghi vấn tiếp theo là: Liệu có lợi ích nhóm đằng sau hay không? Liệu có khả năng dự án đó không phù hợp hoặc doanh nghiệp không đủ điều kiện nhưng chính quyền địa phương mặc cho doanh nghiệp làm, để khi “sự đã rồi”, thì dễ dàng hợp thức hóa các sai phạm cho doanh nghiệp?

Đó phải chăng cũng chính là lý do, 5 năm trước, sau khi có đồng ý chủ trương đầu tư dự án, tỉnh Hưng Yên không hoàn tất thủ tục cho dự án, nhưng khi thanh tra phát hiện ra sai phạm thì nhanh chóng chuyển mục đích sử dụng đất, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, điều mà lẽ ra phải thực hiện từ trước.

Nhưng chung quy lại, tất cả các nguyên do dẫn đến việc tồn tại một dự án với hàng loạt sai phạm, bất chấp các quy định của pháp luật như trên đều xuất phát từ sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương mà hiện nay chưa có hình phạt nào đủ sức răn đe đối với cả cán bộ thiếu trách nhiệm và chủ đầu tư sai phạm. Mọi sự xử lý mang tính hời hợt, cho qua đang là một vật cản lớn đè nặng khiến bức tranh quy hoạch đô thị nhiều địa phương trở nên méo mó, lộn xộn, nguồn lực đất đai bị thất thoát nghiêm trọng.

Để “ngựa không quen đường cũ”?

Phải khẳng định rằng, nếu dự án nào sai phạm cũng bị xử lý “nhẹ tay” như sự việc của Công ty Đại Hưng thì chẳng chủ đầu tư nào muốn tuân thủ pháp luật, hoàn thành các thủ tục thực hiện dự án. “Cứ thế mà xây. Sai thì nộp tiền phạt là xong. Tội gì”… Thực tế, nhiều chủ đầu tư sẵn sàng chịu phạt để được hợp thức hóa phần sai phạm của mình.

Cán bộ dù được nêu rõ là “chưa sâu sát, kiên quyết xử lý khi phát hiện sai phạm” để dự án “đi quá xa”, khó trở về trạng thái ban đầu nhưng chỉ bị yêu cầu “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”. Chủ đầu tư dù bị dừng hoạt động tại dự án sai phạm nhưng không có gì để chắc chắn họ không tiếp tục “ngựa quen đường cũ” tại các dự án khác, nếu tiếp tục có sự “bảo kê” của các cán bộ ưa thích sự kiểm điểm và có sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết.

Sự “nhờn luật” trong các hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản đã trở nên phổ biến hơn khi trở thành “đôi bạn cùng tiến” với công tác quản lý đất đai, xây dựng. Nhiều dự án hiện nay đều có chung một kịch bản là xây trước, “xin” sau và giải pháp nhân đạo là “phạt cho tồn tại”. Thực tế này không chỉ khiến các bản quy hoạch bị phá vỡ, gây ra các tranh chấp, khiếu khiện mà còn tạo môi trường cho những “vòi bạch tuộc” lợi ích, tham nhũng từ đất đai hoành hành.

Theo luật sư Nguyễn Vân Trường (Đoàn Luật sư TP.HCM), việc cơ quan chức năng làm ngơ, cho tồn tại các dự án vi phạm thì người được hưởng lợi nhiều nhất là chủ đầu tư, là những tổ chức, cá nhân đã bảo kê cho sai phạm này.

“Việc hợp pháp hóa các sai phạm đang khiến tình trạng vi phạm ngày càng nở rộ bởi nguồn lợi đến từ việc bán lúa non dự án cao hơn rất nhiều so với mức phạt. Do đó, cần siết chặt, nâng cao mức phạt đối với các công trình xây dựng không phép, tránh tình trạng chủ đầu tư cố tình vi phạm để được hợp thức hóa dự án, gây ảnh hưởng đến quy hoạch và hoạt động kinh doanh bất động sản”, vị luật sư cho biết.

Chia sẻ với báo chí, luật sư Trần Cao Ngãi – Hội Luật gia Việt Nam cũng nhìn nhận, với những sai phạm lớn không thể nào chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng không hay biết. Ở đây, rõ ràng có sự buông lỏng trách nhiệm và dấu hiệu bao che, tiếp tay của cán bộ và lãnh đạo, do đó cần phải xử lý hình sự đối với những người bao che, tiếp tay.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cũng cho hay, để tránh xảy ra tình trạng xây dựng trái phép thì cần có những hình thức xử phạt nặng hơn nữa, đúng với các giá trị mà doanh nghiệp thu được từ các sai phạm.

“Hiện nay mức phạt vẫn còn quá thấp so với thực tế lợi nhuận thu từ công trình. Rõ ràng tăng xử phạt hơn nữa thì các chủ đầu tư không hề có cơ hội nào vi phạm”, ông Điệp khẳng định.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, từ trước đến nay, chúng ta chỉ xử phạt một phía là các chủ đầu tư còn các cấp chính quyền thì chưa có một chế tài nào để họ làm tốt. “Nếu làm được song song cả hai thì sẽ không còn tồn tại lợi ích nhóm. Nên nhớ rằng, chúng ta không kìm hãm phát triển nhưng chúng ta phải quản lý tốt thì mới có thể phát triển bền vững”, chuyên gia nhấn mạnh./.

https://m.reatimes.vn/can-bien-phap-manh-de-chat-dut-voi-bach-tuoc-loi-ich-20201224000006030.html

Đại học Đông Đô: Chưa cấp bằng tốt nghiệp cho Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng Thái Bình

Đây là khẳng định của Đại học Đông Đô trong văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình mới đây, trước nghi vấn ông Phùng Văn Chiến, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng (thuộc Sở) dùng bằng tốt nghiệp đại học giả.

Trước đó, hôm 18/10, Sở Xây dựng Thái Bình có văn bản đề nghị Đại học Đông Đô kiểm tra, xác minh thông tin đối với người được cấp bằng tốt nghiệp đại học là Phùng Văn Chiến, sinh ngày 4/2/1979, quê thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Ông Hoàng Văn Thành, Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình thời điểm năm 2018 (áo trắng) tặng hoa, chúc mừng ông Phùng Văn Chiến trong ngày được trao quyết định bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng, thuộc Sở.
Ông Hoàng Văn Thành, Giám đốc Sở Xây dựng Thái Bình thời điểm năm 2018 (áo trắng) tặng hoa, chúc mừng ông Phùng Văn Chiến trong ngày được trao quyết định bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng, thuộc Sở.

Hôm 22/10, trong văn bản về việc “hỗ trợ đính chính thông tin sự việc sử dụng văn bằng giả của ông Phùng Văn Chiến” (PGS.TS Lê Ngọc Tòng, Hiệu trưởng ký) gửi Sở Xây dựng Thái Bình, Đại học Đông Đô (trước đây là Trường Đại học Dân lập Đông Đô) cho biết hôm 19/10 trường này đã có văn bản trả lời. Trong đó, qua kiểm tra, xác minh, trường khẳng định ông Phùng Văn Chiến không có tên trong sổ cấp phát bằng gốc lưu tại trường.

“Cụ thể, ông Phùng Văn Chiến nguyên là sinh viên của Trường nhưng chưa hoàn thành chương trình đào tạo nên chưa được cấp bằng theo đúng quy định. Nhà trường không công nhận danh hiệu Kiến trúc sư và chưa từng cấp bằng tốt nghiệp đại học cho ông Phùng Văn Chiến”, văn bản giải thích thêm.

Văn bản Đại học Đông Đô gửi Sở Xây dựng Thái Bình.
Văn bản Đại học Đông Đô gửi Sở Xây dựng Thái Bình.

Nội dung văn bản trả lời hôm 19/10 của Đại học Đông Đô (như Đại Đoàn Kết Online đã thông tin, hôm 21/10) là cơ sở để Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Anh ký, ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng Phùng Văn Chiến; để xem xét, xử lý kỷ luật ông này vì những vi phạm trong sử dụng văn bằng để được tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.

Trước đó, trong cán bộ, đảng viên ở Thái Bình xuất hiện dư luận Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng của tỉnh sử dụng bằng giả.

Theo đó, khi được tuyển dụng, bổ nhiệm, ông Chiến nộp Bằng tốt nghiệp Đại học Dân lập Đông Đô năm 2002, hệ chính quy, ngành Kiến trúc, hạng Trung bình. Cũng trong văn bằng này ông Chiến được công nhận danh hiệu Kiến trúc sư…

Tuy nhiên, văn bằng ông Chiến nộp có “dấu hiệu lạ” là chức danh người ký là Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Niên. Trong khi trong các văn bằng Trường Đại học dân lập Đông Đô cấp cho những sinh viên tốt nghiệp năm 2003 (năm sau năm ông Chiến tốt nghiệp) dù có cùng người ký là PGS.TS Nguyễn Niên nhưng chức danh lại là “Q. Hiệu trưởng”.

Nội dung Bằng tốt nghiệp đại học ông Chiến nộp cho tổ chức khi được tuyển dụng, bổ nhiệm.
Nội dung Bằng tốt nghiệp đại học ông Chiến nộp cho tổ chức khi được tuyển dụng, bổ nhiệm.

Được biết, ngày 1/6/2018, khi đang làm Viện phó, ông Chiến được Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình khi đó là ông Hoàng Văn Thành (hiện là Bí thư Thành ủy TP Thái Bình) bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện quy hoạch xây dựng, thuộc Sở.

http://daidoanket.vn/dai-hoc-dong-do-chua-cap-bang-tot-nghiep-cho-vien-truong-vien-quy-hoach-xay-dung-thai-binh-5670211.html

Ngân hàng Đại Chúng bị “tố” ép khách hàng phải mua bảo hiểm kiểu “bán bia kèm lạc”

DNVN – Mặc dù đã hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Chi nhánh Quy Nhơn, Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học, song khách hàng vẫn bị ngân hàng này “trói” bằng quy định ngoài luật, có dấu hiệu cản trở hoạt động kinh doanh?

PVcomBank bị “tố” ép khách hàng kiểu “bán bia kèm lạc”?


Theo đơn phản ánh, ngày 19/01/2017 Công ty DNTN Vận tải Thành Thương (nay là Công ty TNHH DV Vận tải Thành Thương, 141B Mai Hắc Đế, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cùng Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam Chi nhánh Quy Nhơn, Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học (PVcomBank) đã ký hợp đồng thế chấp xe ô tô số 1101/2017/HĐBĐ/PVB- DN.PGDNTH về việc cho vay 850 triệu đồng để mua chiếc xe ô tô SHACHMAN (biển số 77C-136.13), và công ty Thành Thương phải chấp chiếc xe này cho ngân hàng PVcomBank với thời hạn vay 60 tháng, phương thức trả góp hàng tháng bao gồm cả gốc và lãi. Kể từ ngày ký hợp đồng cho đến tháng 12/2019 Công ty Thành Thương hoàn thành đủ các nghĩa vụ thanh toán cho PVcomBank.


Kể từ ngày ký hợp đồng cho đến ngày 20/01/2020, công ty Thành Thương đã trả nợ đúng thời hạn thanh toán cho PVcomBank. Tuy nhiên, đến ngày 06/01/2020, PVcomBank đã ngừng cấp bản sao giấy lưu hành xe (cà vẹt xe) cho chiếc xe 77C-136.13 với lý do công ty Thành Thương không mua bảo hiểm theo yêu cầu chỉ định của ngân hàng với các đối tác bảo hiểm liên kết mở đặt tại PVcomBank là vi phạm khoản 1 Điều 4 của hợp đồng thế chấp 1101/2017/HĐBĐ/PVB- DN.PGDNTH. Theo điều khoản này: “Bên thế chấp có nghĩa vụ mua và chịu chi phí mua bảo hiểm theo yêu cầu của Ngân hàng cho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp, đồng thời chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Ngân hàng. Trường hợp, hết thời hạn bảo hiểm mà bên thế chấp không tiếp tục mua theo yêu cầu của Ngân hàng thì Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) mua bảo hiểm cho bên thế chấp và số tiền này sẽ được tính vào khoản nợ của bên được bảo đảm tại Ngân hàng. Trường hợp Ngân hàng mua bảo hiểm thay cho bên thế chấp thì Ngân hàng được lựa chọn Tổ chức bảo hiểm và quyết định tất cả các vấn đề liên quan khi mua bảo hiểm; Bên được bảo đảm cam kết nhận nợ vô điều kiện số tiền mà Ngân hàng bỏ ra để mua bảo hiểm thay bên thế chấp và không có bất kỳ khiếu nại, tranh chấp nào đối với Ngân hàng”.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank đưa lý ra lý do không cấp bản sao giấy lưu hành xe (cà vẹt xe) cho khách hàng)

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank đưa lý ra lý do không cấp bản sao giấy lưu hành xe (cà vẹt xe) cho khách hàng)

Công ty Thành Thương đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu Ngân hàng PVcomBank cấp bản sao giấy lưu hành cho xe được hoạt động nhưng không được ngân hàng này chấp nhận.
“Với điều khoản như vậy, phải chăng PVcomBank đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tổ chức tín dụng và lạm dụng quyền khi cho khách hàng vay tiền để ép buộc người đi vay phải ký vào hợp đồng đem toàn bộ bất lợi về mình, và nếu không chấp nhận thì không được vay nên bị buộc theo sự sắp đặt từ phía ngân hàng”, ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Công ty Thành Thương bức xúc.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 4 của bản hợp đồng, PVcombank cũng đưa ra nội dung đẩy khách hàng vào thế khó “Trong suốt thời gian thế chấp, bên thế chấp phải bàn giao cho ngân hàng giữ tất cả các giấy tờ bảo hiểm ngay khi nhận được từ tổ chức bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) làm việc trực tiếp với tổ chức bảo hiểm để nhận số tiền bảo hiểm mà không có sự đồng ý của bên thế chấp. Bên thế chấp có nghĩa vụ phối hợp với Ngân hàng để hoàn tất thủ tục nhận bảo hiểm theo yêu cầu của Ngân hàng. Nếu khoản tiền bảo hiểm nhận được chưa đủ để trả nợ thì bên thế chấp phải bổ sung tài sản, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc bên thế chấp trả nợ trước hạn cho Ngân hàng. Trường hợp, tổ chức bảo hiểm chi trả bảo hiểm cho bên thế chấp thì bên thế chấp ngay lập tức có nghĩa vụ chuyển toàn bộ số tiền này cho Ngân hàng”. Với điều khoản này, PVcomBank không cần phải bỏ tiền túi ra để mua bảo hiểm mà vẫn được hưởng lợi khi tài sản thế chấp là chiếc xe tải SHACMAN biển kiểm soát 77C-136.13 của công ty nếu có xảy ra tai nạn, trong khi người bỏ tiền mua bảo hiểm vật chất cho chiếc xe này chính là công ty Thành Thương.


PVcomBank “điểm huyệt” khách hàng có đúng luật?


Sự việc chưa giải quyết xong, ngày 26/03/2020 PVcomBank đã cho ba người đến Công ty Thành Thương yêu cầu công ty phải giao nộp chiếc xe 77C-136.13 cho ngân hàng, trong khi công ty hoàn toàn không vi phạm hợp đồng tín dụng, không nợ lãi vay của ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.
Tiếp đó, ngày 27/3/2020, PVcomBank gửi thông báo tới Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Bình Định đề nghị “hỗ trợ thu hồi xe đang lưu thông không có giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô” biển số 77C-136.13 của công ty Thành Thương.


Để bảo vệ quyền lợi của mình, Công ty Thành Thương đã làm đơn khởi kiện PvcomBank ra tòa. Ngày 06/6/2020, Tòa án Nhân dân TP Quy Nhơn (Bình Định) mở phiên hòa giải, tuy nhiên do không tìm được tiếng nói chung nên hoãn phiên tòa.
Theo Luật sư Vũ Lợi, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “PVcomBank đã vi phạm nghiêm trọng luật tổ chức tín dụng và lạm dụng quyền hạn khi cho khách hàng vay tiền để ép buộc công ty Thành Thương phải mua bảo hiểm là trái với quy định của pháp luật, không như thỏa thuận tại Khoản 8.13.1 hợp đồng 1101/2017/HĐTD/PVB-DN.PDNTH, trái với quy định của pháp luật về luật kinh doanh bảo hiểm về quyền được lựa chọn tổ chức doanh nghiệp khi tham gia mua bảo hiểm, trong đó nghiêm cấm các hành vi can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức cá nhân tham gia mua bảo hiểm.
Luật Ngân hàng không có qui định bắt buộc bên vay phải mua bảo hiểm khi vay, việc khách hàng mua bảo hiểm là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, rất mong các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hướng xử lý nghiêm, nhằm chấm dứt các hiện tượng cưỡng ép khách hàng phải mua bảo hiểm khi vay vốn như đang xảy ra ở PV comBank – chi nhánh Qui Nhơn.

Minh Trường

https://doanhnghiepvn.vn/ban-doc/ngan-hang-dai-chung-bi-to-ep-khach-hang-phai-mua-bao-hiem-kieu-ban-bia-kem-lac/20211023061902837

Kiến nghị xử lý những tồn đọng tại dự án Sunshine City Sài Gòn

DNVN – Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh rà soát, xử lý theo thẩm quyền đối với dự án Khu dân cư phường Tân Phú quận 7 vốn trước đây là đất quốc phòng.Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các sai phạm tại Dự án Khu dân cư phường Tân Phú quận 7 (còn được gọi là dự án Sunshine City Sài Gòn) vốn trước đây là đất quốc phòngDự án Khu dân cư phường Tân Phú quận 7 (còn được gọi là dự án Sunshine City Sài Gòn) vốn trước đây là đất quốc phòng.

Dự án Khu dân cư phường Tân Phú quận 7 (còn được gọi là dự án Sunshine City Sài Gòn) vốn trước đây là đất quốc phòng.

Dự án Khu dân cư phường Tân Phú quận 7 vốn trước đây là đất quốc phòng.Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các sai phạm tại Dự án Khu dân cư phường Tân Phú quận 7 vốn trước đây là đất quốc phòng.


Theo kết luận số 757/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ: Dự án khu dân cư phường Tân Phú do Tổng Công ty Xây dựng công trình hàng không ACC (Công ty Hàng không ACC) làm chủ đầu tư với diện tích 46.432m2 là trận địa tên lửa do Sư Đoàn 367, Bộ tư lệnh Phòng không không quân quản lý (đất quốc phòng – an ninh).


Ngày 31/7/2007, Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh làm thủ tục thu hồi đất quốc phòng tại vị trí nói trên để giao cho ACC, do vị trí không còn phù hợp nên trận địa được di dời đến nơi khác.
Trước đó, ngày 25/3/2008, UBND TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất tại khu vực nói trên để xây dựng khu dân cư tại phường Tân Phú, quận 7.
UBND TP đã ra quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng 46.432m2 để Công ty Hàng không ACC thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được chuyển mục đích sử dụng đất, với tổng giá trị quyền sử dụng đất phải nộp là hơn 915 tỷ đồng.
Những toà nhà của Sunshine đang "mọc" lên trên khu đất quốc phòng mà thanh tra chính phủ vừa kết luận sai phạm.

Những toà nhà của Sunshine đang “mọc” lên trên khu đất quốc phòng mà thanh tra chính phủ vừa kết luận sai phạm.Theo kết luận thanh tra, việc UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt số tiền phải nộp trên là do đơn vị tư vấn xác định giá đất và Hội đồng thẩm định giá đất TP chưa tính doanh thu giữ xe tại khu chung cư lô A. Do đó, Thanh tra Chính phủ tạm tính tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung là hơn 6 tỷ đồng.


Ngoài ra, kết luận thanh tra cho biết, UBND quận 7 có quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án, trong đó có việc điều chỉnh xây dựng chung cư lô D có 3 tầng hầm thành 2 tầng hầm. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, UBND TP Hồ Chí Minh chưa chỉ đạo và xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để thu hồi bổ sung phần giá trị chênh lệch về tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Được biết, dự án được khởi công từ Quý 4/2018. Trước đó, đã có nhiều khách hàng phản ánh về việc chậm bàn giao căn hộ, thay đổi tiện ích tại dự án này.

Minh Trường

https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/kien-nghi-xu-ly-nhung-ton-dong-tai-du-an-sunshine-city-sai-gon/20211023105401343

Thái Bình: Ô nhiễm, nguy hiểm rình rập tại dự án trăm tỉ

Ô nhiễm môi trường, mất ATGT và nghi án “rút ruột” công trình là những gì đã và đang diễn ra tại một dự án có vốn đầu tư hơn trăm tỉ đồng từ ngân sách, do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) làm đại diện chủ đầu tư.

Từ thi công ẩu…

Theo tìm hiểu, Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường làng nghề Kìm – Đình Phùng, huyện Kiến Xương (đoạn từ xã Vũ Lễ đến ngã tư xã Đình Phùng, sau đây gọi tắt là Dự án) do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình làm đại diện chủ đầu tư.

Đơn vị trúng thầu thi công Dự án là liên danh giữa Công ty TNHH Thuận Duy và Công ty CP đầu tư và xây dựng Trường Thanh. Dự án có tổng mức giá bỏ thầu là 111,165 tỉ đồng, tiết kiệm được 46,651 triệu đồng so với giá mời thầu (111,211 tỉ đồng). Đơn vị tư vấn giám sát thi công Dự án là liên danh Công ty CP xây dựng công trình Minh Anh và Công ty CP Thiết kế 306.

Phản ánh tới toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, người dân sống ven đường thi công Dự án trên cho biết, quá trình thi công đơn vị thi công có dấu hiệu thi công ẩu, không đảm bảo vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông (ATGT) cho người dân.

tm-img-alt
Tại khu vực thi công cây cầu của Dự án mà phía dưới là hàng thép nhọn dựng đứng (khoanh đỏ), nhưng phía trên không có biển cảnh báo, hướng dẫn phân luồng giao thông gây nguy hiểm cho người dân lưu thông qua đây.

Để làm rõ phản ánh trên, liên tiếp trong 2 ngày 27 – 28/9/2021, PV đã có mặt và ghi nhận dọc tuyến đường thi công của Dự án. 

Mặc dù Dự án có tổng mức đầu tư hơn trăm tỉ nhưng đơn vị thi công không hề đặt biển bảng thông tin dự án theo quy định, việc này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được biết và giám sát về quy trình, chất lượng thi công và tiến độ thi công Dự án của nhân dân.

Sáng ngày 27/9, do thời tiết mưa nên dọc tuyến đường xuất hiện nhiều ổ gà và hố sâu chằng chịt, bị ngập úng nặng nhưng không được đơn vị thi công khơi dòng chảy để thoát nước, cũng như đặt biển cánh báo đã  tạo ra sự nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông qua đây.


Tiếp đó, ngày 28/9, khi thời tiết nắng trở lại thì tuyến đường này gây ra bụi bẩn bay mù mịt, làm ô nhiễm cả một vùng nhưng đơn vị thi công không hề có biện pháp như dùng xe tưới nước để khắc  phục tình trạng này.

tm-img-alt
Cả một tuyến đường thi công Dự án có chiều dài hàng km với  hố sâu và hộp cống thi công dở dang, nhưng không được đơn vị thi công đặt biển cảnh báo, gây nguy hiểm cho nguời dân sống quanh khu vực

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Trần Hữu B, người dân sống tại mặt đường thi công Dự án bức xúc nói: Họ thi công ống cống thoát nước 2 bên đường đã tạo ra những hố sâu đến cả mét,  nhưng không hề được rào chắn hay đặt biển cảnh báo giao thông, đó chẳng khác gì cái bẫy cho người dân sống trong khu vực

Hàng ngày có hàng trăm học sinh, phụ huynh của trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vũ Lễ  phải lưu thông tại khu vực thi công đường cống thoát nước này, chỉ cần các cháu học sinh nô đùa sau giờ tan học mà sơ suất, là có thể ngã xuống hố này ngay, thật sự rất nguy hiểm – Ông Trần Hữu B, lo lắng nói. 

Quả thực, khi di chuyển dọc tuyến đường thi công Dự án với chiều dài hàng km nhưng chúng tôi không ghi nhận được bất cứ biển cảnh báo giao thông, thi công công trường.

Đơn cử như tại khu vực thi công hạng mục một cây cầu, đây là tuyến đường liên xã nên lưu lượng người và phương tiện giao thông qua đây rất lớn, nhưng tuyệt nhiên ở khu vực này không có bất cứ biển bảng cảnh báo, hướng dẫn, phân luồng giao thông qua khu vực thi công cây cầu này.

Qua quan sát thực tế, thì nguy cơ mất ATGT qua khu vực thi công cây cầu này là rất cao, bởi đang trong quá trình thi công nên dưới chân cầu là hàng loạt cây thép dựng đứng lên không khác gì một bàn chông lớn, thế nhưng phía trên lại không đặt biển cảnh báo, đúng là rất nguy hiểm.

Một người dân qua đường tỏ ra lo lắng nói: Với đoạn đường này thì dù là ban ngày hay ban đêm, người dân chỉ cần thiếu tập trung quan sát là có thể lao thẳng xuống chân cầu này, trong khi phía dưới là hàng loạt thanh sắt dựng đứng lên.

Đến nghi án “rút ruột” công trình

Liên quan đến Dự án trên, thời gian qua người dân, báo chí đã phản ánh việc thỏa thuận liên danh thi công, trong đó, Công ty Thuận Duy đảm nhiệm 68% khối lượng thi công công trình, Công ty Trường Thanh thực hiện 32%. Trên thực tế hai doanh nghiệp này không thi công theo đúng thỏa thuận liên danh và nội dung cam kết với chủ đầu tư. 

Bên cạnh đó, theo hồ sơ, ông V.N.H là chỉ huy trưởng công trình Dự án và là cán bộ của Công ty Thuận Duy, nhưng trên thực tế ông Huy đã không còn làm việc tại công ty này từ năm 2018. 

tm-img-alt
tm-img-alt
Trời mưa khiến việc đi lại của người dân và học sinh gặp vô cùng khó khăn mỗi khi di chuyển qua khu vực thi công Dự án, trời nắng thì bụi bẩn bay mù mịt

Trong quá trình thi công Dự án từ tháng 12/2020 đến nay, nhà thầu là Công ty Thuận Duy bị phản ánh để xảy ra hàng loạt sai phạm như thi công không đúng thiết kế, lược bỏ một số biện pháp thi công quan trọng, cũng như cố tình cắt xén, bớt giảm vật liệu nhằm trục lợi tài sản từ nguồn vốn ngân sách. 

Về nội dung phản ánh trên, một lãnh đạo UBND huyện Kiến Xương cho biết, huyện sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh và chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện tiến hành kiểm tra, rà soát các vi phạm để có hướng xử lý theo thẩm quyền và quy định.

Trong một diễn biến khác có liên quan, sau khi ghi nhận đầy đủ hình ảnh thông tin phản ánh về Dự án. Sáng ngày 28/9, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trực tiếp đến liên hệ làm việc với ông Vũ Quốc Nam – Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Kiến Xương. 

Sau khi tiếp nhận giấy giới thiệu về nội dung làm việc từ PV, ông Nam cho biết và đề nghị PV liên hệ với Văn phòng UBND huyện Kiến Xương để được cung cấp thông tin và bố trí lịch làm việc theo quy chế phát ngôn của huyện. 

Tiếp đó, sau khi PV cung cấp hình ảnh thực tế về hoạt động thi công ngoài công trường Dự án đã gây ô nhiễm, mất ATGT khi không có biển bảng thông tin Dự án, biển cảnh báo và phân luồng giao thông. Về việc này ông Nam nói sẽ cho kiểm tra lại. 

Về kết quả kiểm tra, rà soát các vi phạm tại Dự án trên và hướng xử lý như thế nào (nếu có) của UBND huyện Kiến Xương, sẽ được Môi trường và Đô thị Việt Nam theo dõi và cập nhật thông tin kịp thời đến bạn đọc.

https://www.moitruongvadothi.vn/thai-binh-o-nhiem-nguy-hiem-rinh-rap-tai-du-an-tram-ti-a89835.html

Dấu hỏi lớn trong hoạt động huy động vốn của ứng dụng tài chính Finhay

Trang chủBài viết mới nhất

Dấu hỏi lớn trong hoạt động huy động vốn của ứng dụng tài chính Finhay

21:06, 26/09/2021  https://sp.zalo.me/plugins/share?dev=null&color=blue&oaid=579745863508352884&href=https%3A%2F%2Fvnmedia.vn%2Ftop-col-2%2F202109%2Fdauhoi-lon-trong-hoat-dong-huy-dong-von-cua-ung-dung-tai-chinhfinhay-fb05b08%2F%3Fzarsrc%3D31%26utm_source%3Dzalo%26utm_medium%3Dzalo%26utm_campaign%3Dzalo&layout=2&customize=false&callback=null&id=f13160e3-e255-49e2-82d2-e0817c13db95&domain=vnmedia.vn&android=true&ios=false 

Finhay được giới thiệu là nền tảng công nghệ tài chính kết nối giới trẻ với các quỹ tài chính uy tín. Tuy nhiên, với cách thức trực tiếp nhận tiền từ người dân, Finhay đang bị nghi ngờ huy động vốn trá hình.

Uỷ thác đầu tư hay huy động vốn trá hình?

Theo Luật các Tổ chức tín dụng, các công ty tài chính không được huy động vốn từ cá nhân. Finhay của Công ty cổ phần Finhay Việt Nam đang khiến giới đầu tư đặt ra câu hỏi liệu đơn vị này thực hiện uỷ thác đầu tư hay huy động vốn trá hình. 

Finhay của Công ty cổ phần Finhay Việt Nam được giới thiệu là nền tảng công nghệ tài chính kết nối giới trẻ với các quỹ tài chính uy tín. Năm 2020, Finhay nhận rót vốn từ nhà đầu tư đồng sáng lập Acorns và công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS).

Ứng dụng này cung cấp các sản phẩm tài chính cá nhân giúp người dùng tích lũy và đầu tư từ nguồn vốn nhỏ lẻ (từ 50.000 đồng). Nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần cài app Finhay và nạp tối thiểu 50.000 đồng là có thể tích luỹ hoặc đầu tư. Tài sản của Người dùng sẽ được chuyển tới Công ty cổ phần quản lý Quỹ Thiên Việt thông qua Finhay theo Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư số 01/TVAM-FINHAY. 

Finhay giới thiệu đây chỉ là app kết nối nhà đầu tư với các kênh tài chính nhưng cách thức mà Finhay quảng bá để người dùng nạp tiền thì lại có nhiều điểm tương đồng với hình thức huy động vốn của ngân hàng.

Cụ thể, Finhay quảng cáo có áp dụng lãi suất, lãi suất 4%/năm, cao gấp 4 lần lãi suất ngân hàng. Tích luỹ kỳ hạn 3 tháng được hưởng lãi 6%/năm, kỳ hạn 12 tháng hưởng lãi 8%/năm. 

Ngoài lãi suất đầu tư hấp dẫn, Finhay  còn nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng bởi được chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh và ông Phạm Thanh Hưng, CEO Cen Group quảng bá.

Đơn cử, chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh nhiều lần đăng đàn chia sẻ về tài chính và cho rằng có nhiều kênh đầu tư hiệu quả và an toàn như ngân hàng, vàng, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản.. tuy nhiên đa số những kênh này cần vốn lớn, không thích hợp với các nhà đầu tư có vốn ít.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, ông Chánh giới thiệu về mô hình đầu tư của Finhay với nhiều điểm cộng như có tính pháp lý, Finhay có đăng ký kinh doanh, là Fintech ứng dụng công nghệ trong tài chính. Finhay nhận được đầu tư của vài quỹ, trong đó chứng khoán Thiên Việt khá lớn của Việt Nam với vốn ngàn tỷ. Ngoài ra, việc kinh doanh của Finhay có kiểm toán.

 

Theo ông Chánh, nhờ công nghệ, Finhay giúp cho nhà đầu tư có thể đầu tư trái phiếu, chứng chỉ quỹ với số tiền nhỏ. Finhay đưa tiền của người dùng vào Thiên Việt. Thiên Việt hỗ trợ đầu tư rồi báo cáo cho khách, giúp cho khách có thể đầu tư được lãi suất cao hơn ngân hàng. 

Tuy nhiên, ông Chánh cũng không quên “nhắc nhở” rằng không có gì là chắc chắn, ngay cả với một ngân hàng. Dù vậy, với ba tiêu chí kể trên, ông đánh giá Finhay có thể tin cậy được.

Trong khi đó, Shark Hưng (ông Phạm Thành Hưng – Phó chủ tịch HĐQT Cen Group gây chú ý khi nhận xét về Finhay: “Hãy biến smartphone của mình trở thành công cụ để kiếm tiền, chứ đừng dùng để giải trí”.

Cầm đèn chạy trước ô tô?

Finhay Việt Nam thành lập từ năm 2017 nên app Finhay đã có nhiều năm hoạt động. Tuy nhiên, ngày 6/9/2021, Chính phủ mới thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ trong quá xây dựng Nghị định, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản pháp luật có liên quan, trình Chính phủ trong quý IV năm 2021.

Có thể thấy, Finhay hoạt động khi Chính phủ mới thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech. 

Hồi tháng 5 năm nay, sau khi báo chí phản ánh tình trạng Công ty chứng khoán biến tướng huy động vốn, dưới các hình thức hợp tác kinh doanh, đầu tư, tiết kiệm tiền gửi…, Bộ Tài chính cho biết Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản yêu cầu Công ty chứng khoán MB (MBS), Công ty chứng khoán VNDirect (VND) báo cáo, giải trình về nội dung này. 

Đồng thời Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản yêu cầu MBS dừng thực hiện dịch vụ. Với VND, Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) sẽ có xử lý tương tự sau khi nhận được ý kiến giải trình và tổ chức kiểm tra hoạt động.

Từ “bom nợ” Evergrande, “báo động đỏ” cho trái phiếu doanh nghiệp bất động sản Việt Nam

Kinhtedothi- “Bom nợ” của Tập đoàn bất động sản Evergrande tại Trung Quốc đang gióng lên hồi chuông báo động cho thị trường tài chính các nước, trong đó, có thị trường trái phiếu DN (TPDN) của khối bất động sản tại Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, sản xuất kinh doanh cầm chừng, tiếp cận tín dụng ngân hàng khó khăn, hàng loạt DN ồ ạt tìm cách huy động vốn trên sàn chứng khoán và tăng phát hành TPDN. Theo các chuyên gia, hiện, đang là thời điểm mà các TPDN bất động sản kỳ hạn 3 năm đến hạn thanh toán, trong đó nhiều TPDN không có tài sản thế chấp hoặc thế chấp bằng chính cổ phần DN, nếu bức tranh tài chính DN ảm đạm, thì lo ngại nguy cơ về khủng hoảng thanh khoản TPDN rất có thể xảy ra.Nỗi lo “bong bóng” trái phiếu doanh nghiệp bất động sảnMột trong những nỗi lo trong đống nợ khổng lồ của Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande là nợ các khoản TPDN đến hạn. Hôm nay, theo Bloomberg, Evergrande đã có tuyên bố về khoản thanh toán lãi trái phiếu đến hạn vào ngày 23/9 bằng đồng Nhân dân tệ. Số tiền đến hạn trái phiếu này có lãi suất 5,8%, đáo hạn gốc vào năm 2025 là 232 triệu Nhân dân tệ, hiện đang được giao dịch ở Thâm Quyến.

 Dù phát hành thành công nhiều lô TPDN nhưng con số nợ phải trả của Văn Phú Invest đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng

Từ câu chuyện “bom nợ” Evergrande, nỗi lo về “bong bóng” nợ TPDN bất động sản Việt Nam được các chuyên gia và cơ quan chức năng cảnh báo.Thực tế, thời gian qua, việc phát hành TPDN của các doanh nghiệp BĐS rất nhiều và đầy rẫy nguy cơ khi nhiều TPDN không có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo chất lượng thấp, không có tính thanh khoản hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu của chính DN. “Với các trái phiếu này, nếu DN không có năng lực tài chính hoặc DN khó khăn, mất khả năng thanh khoản thì rủi ro sẽ đổ hết cho nhà đầu tư, khiến họ mất trắng”- ông Phan Linh- CEO Công ty Take Profit cho hay.Cũng theo CEO Take Profit, hiện tại đang là “điểm rơi” của thị trường TPDN khi một số lô TPDN phát hành lãi suất cao từ năm 2019 đã đến hạn thanh toán. Trong khi, Covid-19 đang khiến nhiều DN bất động sản chìm trong vũng bùn khó khăn, tồn kho chất đống, lỗ nặng hoặc sụt giảm lợi nhuận tính bằng lần thì việc xoay dòng tiền để trang trải nợ vay trái phiếu đến hạn là điều không dễ dàng.Ngã ngửa với lãi suất 13%/nămĐiểm qua trên thị trường có thể thấy, khối lượng phát hành trái phiếu của DN bất động sản rất lớn. Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, trong tháng 8/2021 đã có tổng cộng 52 đợt phát hành TPDN (TPDN) trong nước, với tổng giá trị đạt 26.077 tỷ đồng. Trong đó, nhóm BĐS giữ vị trí thứ hai với tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ đạt 8.950 tỷ đồng, khoảng 15% trái phiếu phát hành bảo đảm bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản bảo đảm.Một số doanh nghiệp có khối lượng phát hành như: Công ty CP Bông Sen (4.800 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư Big Gain (1.000 tỷ đồng)… Kỳ hạn phát hành từ 1-4 năm, lãi suất dao động từ 8,2-13%/năm.Một số trái phiếu phát hành trước đây nhưng hoàn thành đợt phát hành tháng 8 đáng chú ý như: Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Helios (3.000 tỷ đồng, phát hành ngày 23/6/2021), Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh BĐS Phước Long (1.050 tỷ đồng, phát hành ngày 30/6/2021), Công ty TNHH Đầu tư Big Gain (1.000 tỷ đồng, phát hành ngày 30/7/2021), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện Mặt trời KN Vạn Ninh (595,2 tỷ đồng, phát hành ngày 29/7/2021).Mới nhất, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đã thông qua phương án phát hành TPDN lần 6 năm 2021. Cụ thể, Công ty sẽ phát hành 2.700 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm bằng tài sản, không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành và được tự do chuyển nhượng. Lãi suất 13%/năm. Thời điểm phát hành dự kiến trong tháng 9/2021. Tổng giá trị trái phiếu phát hành là 270 tỷ đồng.Tuy nhiên, xét báo cáo tài chính quý 2 của một số DN bất động sản cho thấy, nhiều DN đã phát hành trái phiếu thành công nhưng cũng đang ôm những khoản nợ không hề nhỏ. Chẳng hạn, tính đến cuối tháng 6, Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest có nợ phải trả gần 3.200 tỷ đồng, Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CEN Group) có nợ vay lên đến gần 2.140 tỷ đồng, Công ty CP Tập đoàn Hà Đô có nợ phải trả gần 6.600 tỷ đồng…“Bom” trái phiếu, “bẫy” lòng thamMới đây, Bộ Tài chính cũng lên tiếng cảnh báo, một số DN nhất là DN bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất cao, chất lượng tài sản đảm bảo của trái phiếu hạn chế; chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu của DN bất động sản, có sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ.Theo phân tích của các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi có thể vẫn giữ ở mức thấp và chỉ tăng nhẹ vào cuối năm 2021, nên lợi tức từ TPDN vẫn hấp dẫn so với kênh đầu tư tiền gửi. Môi trường lãi suất thấp giúp dòng tiền đầu tư cũng tìm đến kênh bất động sản nhiều hơn và các DN bất động sản tăng mạnh huy động vốn trái phiếu để triển khai các dự án, là nhóm phát hành nhiều nhất từ 2019 đến nay. Tuy nhiên, dịch bệnh dai dẳng đang khiến cho môi trường kinh doanh của nhóm này bớt thuận lợi.Cụ thể: thanh khoản của thị trường bất động sản có xu hướng giảm cho thấy sức hấp thụ đang suy yếu dần; các hoạt động triển khai dự án, sự kiện mở bán bị gián đoạn do dịch bệnh; hoạt động đầu tư công các dự án cơ sở hạ tầng đang chậm hơn dự kiến. Các yếu tố này làm tăng chi phí vốn do ứ đọng, ảnh hưởng đến kế hoạch dòng tiền trả nợ gốc lãi trái phiếu của doanh nghiệp.Theo các chuyên gia, nhà đầu tư cần nhận diện các rủi ro về tín dụng khi tổ chức phát hành trái phiếu không có khả năng trả lãi suất định kỳ hoặc thanh toán khoản gốc không đúng hạn. Rủi ro về thanh khoản và định giá lãi suất cũng là rủi ro cần để ý. Cùng với đó là những rủi ro mua lại, tái đầu tư, lạm phát, bất ổn kinh tế, các thương vụ mua bán sáp nhập, thảm họa hay đại dịch…

https://m.kinhtedothi.vn/tu-bom-no-evergrande-bao-dong-do-cho-trai-phieu-doanh-nghiep-bat-dong-san-viet-nam-435680.html

Phường Nam Đồng – Đống Đa: Khách sạn, nhà nghỉ hoạt động chui giữa mùa dịch.

(SHTT) – Khi đại dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp, Thủ đô Hà Nội triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để hạn chế tập trung đông người, giảm số ca nhiễm. Thế nhưng tại phường Nam Đồng, quận Đống Đa vẫn có tình trạng nhà nghỉ hoạt động chui giữa mùa dịch.

Thời gian qua, Chính phủ cũng như Bộ Y tế luôn khuyến cáo người dân thực hiện khẩu hiệu 5K, Thành ủy, UBND thành phố cũng tích cực quản lý chặt việc thực hiện giãn cách. Người dân không có việc cần thiết không nên ra khỏi nhà.

Cả hệ thống chính trị của TP Hà Nội đang ngày đêm phải “gồng mình” chống dịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu đã hoàn toàn đóng cửa, ngừng kinh doanh từ ngày 24/7/2021 theo Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội nhưng một số nhà nghỉ trên địa bàn phường Nam Đồng, quận Đống Đa vẫn vô tư mở cửa, cho khách thuê phòng bình thường.

image_50440193
Khi TP hà Nội đang thực hiện việc giãn cách xã hội thì nhà nghỉ cách UBND Nam Đồng vài trăm mét vẫn vô tư hoạt động 

Theo phản ánh tại phố Trần Hữu Tước, phường Nam Đồng, quận Đống Đa. Phóng viên đã chứng kiến hoạt động cho khách thuê phòng công khai, nhộn nhịp. Trong vai khách hàng có nhu cầu thuê phòng nghỉ, mục sở thị pv đã đến khách sạn Venus ở số 46, Trần Hữu Tước để  thuê phòng nghỉ giờ như thông tin độc giả cung cấp.

image_6487327 (2)
Quản lý ở nhà nghỉ mở cửa cho khách vào sử dụng dịch vụ (ảnh cắt từ video) 

Tại đây, phóng viên ghi nhận có rất nhiều khách ra vào một cách vô tư khá thoải mái. Tuy nhiên tất cả khách vào ra đều không hề được kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế, không có nước sát khuẩn hay cồn rửa tay, theo quy định bắt buộc.

image_6483441 (1)
Khách ra vào tấp nập, thậm chí không cần khẩu trang hây bất cứ vật bảo hộ y tế nào 
image_6483441 (2)
 Khách sử dụng xong dịch vụ đợi thang máy để xuống trả phòng

Có hay không việc buông lỏng quản lý của chính quyền để cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động chui vi phạm pháp luật về phòng chống dịch trong suốt thời gian dài, trong khi đó cơ sở kinh doanh này nằm rất gần với trụ ở của cơ quan quản lý?

image_6483441 (3)
Dịch vụ book phòng và hoạt động mua bán dâm giới thiệu khách đến địa chỉ số 46 Trần hữu Tước – phường Nam Đồng – quận Đống Đa 

Để tìm hiểu thêm thông tin về nhà nghỉ hoạt động chui và tổ chức mại dâm ngay giữa mùa dịch bệnh. Trao đổi với PV, đồng chí Đỗ Hữu Phúc- Trưởng Công an phường Nam Đồng cho biết: không nắm được thực trạng như phóng viên nêu và cho rằng phường thực hiện nghiêm túc không có sự việc trên và sẽ cho kiểm tra lại và phản hồi thông tin lại sau. 

Liên quan đến việc kiểm tra và trách nhiệm của chủ tịch UBND phường Nam Đồng – quận Đống Đa trong công tác quản lý, phòng chống dịch bệnh, thực hiện giãn cách. Phóng viên cũng liên hệ với đồng chí Vũ Minh Hồng- Chủ tịch UBND phường Nam Đồng để tìm hiểu thêm, tuy nhiên chưa kịp dứt lời thì đồng chí Hồng cúp máy và báo tôi đang họp.

Việc khách sạn tại phố Trần Hữu Tước vẫn mở cửa đón khách đã vi phạm quy định về thực hiện giãn cách của thành phố và không bị xử lý khiến dư luận bức xúc, ai chịu trách nhiệm khi dịch bệnh bùng phát tại những cơ sở này.

Nội dung chỉ thị 17/CT-UBND 2021 ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố Hà Nội

“Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp sau: Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội. Hoạt động tang lễ: chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng.”

Như vậy, Loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn không nằm trong trường hợp được hoạt động.

Nếu các nhà nghỉ, khách sạn trên vẫn cố tình mở cửa nhận khách thì sẽ bị xử phạt căn cứ theo khoản 5 Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế: “Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức.”

Mức xử phạt hành chính đối với các nhà nghỉ, khách sạn cố tình vi phạm chỉ thị 17 là 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu các khách sạn, nhà nghỉ kể trên làm lây lan dịch bệnh thì cơ quan chức năng có thể xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ, thậm chí khởi tố hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Tiểu Nhị

https://sohuutritue.net.vn/phuong-nam-dong–dong-da-nha-nghi-hoat-dong-chui-nup-bong-chua-chap-mai-dam-tap-nap-giua-mua-dich-d109521.html